Tại sao các kỹ sư phần mềm lại bỏ công việc của họ?*
Tôi đã đưa ra câu hỏi này trong một nhóm Slack dành cho các lập trình viên, và nó nhận được một lượng lớn các phản hồi — Tôi nghĩ đã có một chủ đề với 40 câu trả lời tại cùng một thời điểm. Không cần phải nói, đó là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi!
Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng có một nhà quản lý tồi là lý do số 1 khiến mọi người bỏ công việc của mình. Chúng ta biết điều này bởi có không thiếu những nghiên cứu và “nghiên cứu” đều nói như vậy. Nhưng nếu như những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết là sai thì sao? Và sẽ ra sao nếu các lập trình viên — và rất có thể là những người ở vai trò khác — không nghỉ việc chủ yếu vì lý do nhà quản lý tồi?
Vậy, tại sao họ lại nghỉ việc? Câu trả lời đóng vai trò quan trọng bởi chìa khóa để hiểu lý do vì sao mọi người đến với công ty nằm ở việc hiểu lý do vì sao họ lại rời khỏi công ty.
Mục lục
Sự ham mê của các kỹ sư phần mềm
Điều đầu tiên mà bạn cần biết về các kỹ sư phần mềm đó là họ là những người làm về mảng tự động hóa. Họ có thể dành ra một năm để viết mã, điều mà có thể loại bỏ vĩnh viễn 10 hoặc thậm chí 100 công việc. Vì thế, việc họ được săn đón bởi rất nhiều người là vô cùng dễ hiểu. Đó là khi họ được sử dụng một cách đúng đắn.
Nhưng các kỹ sư lại thường không được sử dụng một cách đúng đắn. Điều tôi muốn nói ở đây là nhiều công ty không đưa cho các lập trình viên các công việc mang tính thách thức. Họ coi các kỹ sư phần mềm như những nhân viên nhập dữ liệu hơn là các chuyên gia sáng tạo. Vì thế, các dự án thất bại, công việc không được hoàn thành, và các trải nghiệm của nhân viên trở thành những cuộc hành quân chết chóc.
Ở đây, rốt cuộc của vấn đề là: Các kỹ sư phần mềm say mê học hỏi. Những công nghệ mới, những thử thách mới, những ngôn ngữ mới, những mô hình mới. Các lập trình viên sẽ cảm thấy thích thú khi bạn đem tới cho họ những thứ này. Thứ mà họ không thích đó là sự trì trệ. Thật không may, các lập trình viên muốn và thực sự có thể tạo ra tác động thực sự thì thường cảm thấy giống như là họ đang làm việc dưới sự quản lý không có kỹ thuật và “không hiểu được điều đó”.
Có nhiều tuyển dụng viên cũng không hiểu được điều đó. Tôi thấy có rất nhiều những dòng chủ đề chung để thu hút các lập trình viên như:
“Việc, Việc, Việc đây!”
“Đang tuyển vị trí Full-stack theo hợp đồng!”
“Bạn đang kiếm tìm những cơ hội mới?”
Bạn có biết lập trình viên sẽ sử dụng công nghệ nào không? Bạn có thể đưa ra bất cứ điều gì thú vị về những dự án mà người đó sẽ nhận được để làm việc không? Bạn nên đưa câu trả lời cho những câu hỏi này vào trong bài quảng cáo công việc của mình — bởi vì mọi người sẽ có xu hướng ứng tuyển vào các vị trí nếu như bạn có thể nói ngôn ngữ của họ và nếu như họ cảm thấy họ có những cơ hội để phát triển các kỹ năng của họ.
Tiền bạc có ý nghĩa quan trọng
Đặc biệt, vào thời điểm đầu của sự nghiệp, các lập trình viên biết rằng họ có thể được tăng 20% lương mỗi khi họ chuyển việc. Tôi không ngụ ý rằng tiền có ý nghĩa quan trọng. Tôi thực sự đang nói hẳn điều đó ra. Khi một kỹ sư được tăng 2% lương và mức lương ấy đang thấp hơn so với mức của thị trường, thì bạn biết đấy, cá nhân đó sẽ tìm kiếm một công việc mới thôi.
Điểm mấu chốt được rút ra ở đây đó là khi các đánh giá hiệu suất diễn ra và các mức thưởng được trao tại các công ty lớn nhất trong thành phố của bạn, hãy tìm ra xem những công ty nào thường xuyên trả mức lương thấp hơn mức của thị trường. Khả năng cao bạn có thể tìm ra những người đang không hài lòng với mức lương của họ và sau đó bù cho họ nhiều hơn để tìm kiếm đủ ứng viên cho những yêu cầu của bạn.
Cùng với vấn đề về lương, các kỹ sư phần mềm cũng mong đợi về tính linh hoạt cao hơn so với nhiều kiểu chuyên gia khác. Hơn nữa, nếu một công ty được tổ chức một cách đúng đắn, các lập trình viên vẫn có thể làm việc hiệu quả như thế (nếu không nói là hiệu quả hơn) khi làm ở nơi cách xa văn phòng.
Lợi ích đặc cách lớn nhất mà bạn có thể đưa ra cho các lập trình viên đó là công việc từ xa — hãy đưa từ khóa “làm việc từ xa” trong dòng chủ đề và nó có thể dễ dàng trở thành một lời khích lệ cực kỳ hấp dẫn dành cho ứng viên.
Sự quản lý yếu kém — Không nhất thiết phải là do sếp yếu kém
Các dự án phần mềm thường khét tiếng với chi phí cao và được bàn giao muộn hơn so với dự tính. Chúng khét tiếng tới mức có hàng tá các cuốn sách đã viết về chủ đề này, như là:
- The Mythical Man-Month
- Peopleware: Productive Projects and Teams
- Managing the Unmanageable
Một dự án phần mềm được quản lý yếu kém có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công ty, và một người quản lý cấp trung thì không thể làm gì nhiều để đưa ra những chỉ dẫn thực tế tới các quản lý cấp trên, những người không hiểu về cách xây dựng phần mềm. Các tầng lớp quản lý trung gian bị mắc kẹt trong việc phản ứng lại bởi họ cố bảo vệ những báo cáo trực tiếp của họ. Điều này phá hủy môi trường làm việc của các kỹ sư, những người tốt nhất trong số họ sẽ là những người đầu tiên rời bỏ công việc một khi họ nhận thấy dự án chắc chắn sẽ thất bại.
Do đó, việc tìm hiểu những kiến thức bao quát về lĩnh vực mà bạn đang tuyển dụng là thực sự hữu ích. Rất có thể một tập đoàn lớn nào đó đang đối xử tệ với 500 kỹ sư của họ. Đó chính là cơ hội để bạn chộp lấy.
Lược dịch by Thu Hà, TRAMTUYEN