Bất kể ai trong đời cũng sẽ trải qua việc phải đi phỏng vấn. Vậy làm sao để buổi phỏng vấn được diễn ra một cách suôn sẻ, làm sao để có những câu hỏi phỏng vấn hay nhất dành cho các ứng viên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó.
Mục lục
Những câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Những câu hỏi phỏng vấn sẽ là yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về các ứng viên, từ đó có thể đánh giá được năng lực của các ứng viên, đồng thời đây cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho các ứng viên bởi họ có thể thể hiện được hết khả năng của bản thân với nhà tuyển dụng.
Sau đây, là một số câu hỏi phỏng vấn bạn nên sử dụng trong buổi phỏng vấn:
– Bạn có mục tiêu gì trong công việc?
Tuy câu trả lời có thể đã được trình bày trong bản CV mà các bạn ứng viên mang đến. Nhưng nhà tuyển dụng cũng nên hỏi lại trực tiếp một lần nữa. Bởi đây được xem là câu hỏi hay trong buổi phỏng vấn. Qua câu hỏi này, bạn có thể nhận ra được ý chí, phong cách làm việc của từng ứng viên. Yếu tố này cũng được đánh giá cao đối với một nhân viên.
– Điểm mạnh của bạn là gì?
Mỗi người sẽ có những điểm mạnh và khả năng riêng, tuy nhiên điểm mạnh đó có giúp ích cho vị trí công việc tuyển dụng không lại là một vấn để mà nhà tuyển dụng cần biết. Nếu như điểm mạnh đó có thể hỗ trợ công việc sau này cho các bạn ứng viên thì đây là điểm cộng dành cho ứng viên đó.
– Điểm yếu của bạn là gì?
Bên cạnh khai thác điểm mạnh cũng như khả năng của các ứng viên, bạn cũng nên biết điểm yếu của các ứng viên. Nếu điểm yếu đó không quá ảnh hưởng tới vị trí công việc thì yếu tố này không ảnh hưởng tới kết quả buổi phỏng vấn.
– Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Đây được xem là câu hỏi phỏng vấn tốt nhất dành cho các ứng viên nhằm xác định những yếu tố xác định sự cạnh tranh giữa các ứng viên trong quá trình phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những hồ sơ có nội dung gần tương tự nhau, bạn khó có thể tìm ra sự khác biệt giữa các ứng viên. Với câu hỏi này, bạn có thể xác định được ứng viên nổi trội hơn.
Một ứng viên có thể biết được điểm mạnh của mình ở đâu, có thể hiểu rõ được công ty đang cần gì ở một nhân viên thì đây quả là một ứng viên mà nhà tuyển dụng đang mong chờ có được.
– Điều gì đã thúc đẩy bạn trong công việc?
Với câu hỏi này, bạn có thể xác định được ứng viên có phù hợp với vị trí và văn hóa của công ty mình hay không. Từ đó, bạn có thể tìm được những ứng viên sáng giá cho công ty.
Bên cạnh việc đưa ra câu hỏi để hiểu thêm về các ứng viên, nhà tuyển dụng cũng có thể biết được khả năng giao tiếp, khả năng linh hoạt thông qua cách trả lời phỏng vấn thông minh của các ứng viên.
Là một ứng viên đạc có kinh nghiệm trả lời phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ có cách trả lời với những ứng viên lần đầu đi phỏng vấn, đây cũng là một tiêu chí bạn nên cân nhắc trong việc cho điểm các ứng viên.
– Mức lương mong muốn của bạn từ công việc này là bao nhiêu?
Để xác định được mục tiêu cũng như khả năng tự đánh giá về bản thân mình. Đồng thời qua câu hỏi này, bạn cũng có thể biết được mong muốn của ứng viên đối với công ty.
– Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Ngoài việc đưa ra các câu hỏi cho ứng viên, bạn cũng cần tỏ ra sự thân thiện và quan tâm đến các ứng viên, bạn nên dành những câu hỏi cho các ứng viên. Đây cũng chính là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau nhiều hơn.
Những điều cần biết đối với nhà tuyển dụng
Để buổi phỏng vấn được diễn ra suông sẻ và bạn có thể tìm ra những ứng viên sáng giá cho công ty của mình, bạn cũng cần chuẩn bị kỹ cho quá trình buổi phỏng vấn của mình
Trước khi phỏng vấn
Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn, bạn nên cho các ứng viên của mình có thời gian chuẩn bị, bởi cũng có nhiều bạn lần đầu đi phỏng vấn, có tâm lý lo sợ có thể ảnh hưởng đến kết quả buổi phỏng vấn. Chính vì vậy, bạn nên cho các ứng viên một khoảng thời khi bước vào phòng phỏng vấn. lo sợ có thể ảnh hưởng đến kết quả để chuẩn bị trước.
Trong thời gian đó, nhà tuyển dụng cũng có thể xem lại bản CV, hồ sơ của ứng viên đó để hiểu rõ hơn về thông tin và khả năng của từng người, từ đó chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn dành cho từng ứng viên.
Trong buổi phỏng vấn
– Tạo cảm giác thoải mái cho các ứng viên
Đây là lức mà nhà tuyển dụng thể hiện rõ vai trò của mình. Bạn cần phải luôn tỏ ra sự thân thiện đối với các ứng viên để các ứng viên cẩm thấy thoải mái và thế hiện được hết khả năng của bản thân.
Bạn cũng nên bắt đầu từ những câu hỏi dễ đến những câu hỏi khó, từ những câu hỏi quan trọng ở mức độ thấp trước để ứng viên có thể có thể làm quen với môi trường phỏng vấn, từ đó đưa ra cầu trả lời chính xác.
– Đừng nên đưa ra đánh giá từ những ấn tượng đầu tiên
Bạn không nên lấy ấn tượng đầu tiên để đưa ra kết quả cho buổi phỏng vấn, bởi có rất nhiều bạn có tâm lý hồi hộp, lo lắng khi đến với buổi phỏng vấn, chưa kể đến có cả những ứng viên lần đầu đi phỏng vấn thì việc có những cử chỉ và lời nói không được tự tin cũng là điều dễ hiểu.
Để có thể có được những ứng viên sáng giá, bạn cần đánh giá qua nhiều yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm của bản thân ứng viên đối với vị trí ứng tuyển, các kỹ năng, và một số yếu tố có thể liên quan đến công việc như thái độ làm việc, mục tiêu trong công việc, là người có đam mê hay có sự cầu tiến trong công việc không?,…
– Linh hoạt trong vấn đề đặt câu hỏi phỏng vấn
Tùy thuộc vào quá trình phỏng vấn bạn có ứng biến linh hoạt, dựa trên những thông tin được cung cấp từ ứng viên để đưa ra những câu hỏi phỏng vấn sao cho phù hợp với từng ứng viên. Bạn không nhất thiết phải đưa ra các câu hỏi phỏng vấn theo đúng danh sách đã đề ra sẵn.
– Biết lắng nghe
Yếu tố lắng nghe cũng là một trong những yếu tố góp phần buổi phỏng vấn giữa bạn và ứng viên trở nên hoàn hảo hơn. Mục đích của buổi phỏng vấn là giúp hai bên hiểu nhau hơn. Bạn có thể hiểu rõ được khả năng và năng lực của các ứng viên, ứng viên sẽ biết được bạn đang cần gì ở họ, vị trí công việc đó ra sao,…Chính vì vậy, để có thể có được thông tin và hiểu rõ hơn về các ứng viên, bạn cần phải biết lắng nghe.
– Nên ghi chú
Thông thường thì buổi phỏng vấn sẽ diễn ra khá là lâu, bạn có thể thu thập được rất nhiều thông tin từ các ứng viên. Tuy nhiên, bạn không thể nhớ rõ chi tiết từng đặc điểm của từng ứng viên được. Vậy nên, trong quá trình phỏng vấn bạn cần ghi chú lại những thông tin quan trọng, những đặc điểm nổi bật và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của các ứng viên.
– Mời ứng viên đặt câu hỏi Đây là việc cuối cùng để bạn và ứng viên được hiểu nhau nhiều hơn. Qua câu hỏi bạn cũng sẽ phần nào đánh giá được sự linh hoạt cũng như sự nghiêm túc của ứng viên với vị trí công việc này.
Sau buổi phỏng vấn
– Sau khi buổi phỏng vấn kết thứ, bạn có thể thông báo luôn kết quả trong buổi hôm đó hoặc hẹn sẽ thông báo qua điện thoại, email,…vào hôm sau. Dù là khi nào thì bạn nên thông báo rõ ràng với các ứng viên ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.
Dựa vào quá trình buổi phỏng vấn, CV, hồ sơ xin việc và những thông tin bạn đã ghi chú lại, bạn có thể phân tích và đưa ra đánh giá cho từng ứng viên.
Từ những đánh giá về khả năng, trình độ chuyên môn,…của từng ứng viên,sử dụng để đối chiếu với những yêu cầu mà vị trí công việc tuyển dụng để có thể tìm ra được những ứng biên phù hợp với công việc.
Những kỹ năng phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
– Nắm chính xác mục tiêu của buổi phỏng vấn
Với việc xác định được mục tiêu của hoạt động tuyển dụng, bạn có thể dễ dàng tìm ra những ứng viên có trình độ cũng như khả năng phù hợp với vị trí công việc tuyển dụng.
Từ khâu tìm kiếm cho đến khi gặp gỡ trực tiếp, trò chuyện cùng nhau chính là cơ hội để bạn biết được tính cách, điểm mạnh điểm yếu của từng ứng viên. Từ đó, có thể xác định được họ có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.
– Lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn
Để có được một buổi phỏng vấn hoàn hảo, có thể mang lại kết quả bạn mong muốn thì trước hết bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho nó. Dựa vào mục tiêu của buổi phỏng vấn, bạn có thể xây dựng nội dung của buổi phỏng vấn thông qua các câu hỏi phỏng vấn dành cho các ứng viên.
Bạn nên cân nhắc những câu hỏi thực sự liên quan đến mục đích mà bạn đang hướng đến. Để có thể chọn lọc được những ứng viên sáng giá nhất, bạn nên sử dụng những câu hỏi khó, hóc búa đề ứng viên bộc lộ được hết khả năng của mình.
– Hiểu rõ tính chất công việc cũng như yêu cầu của vị trí công việc tuyển dụng
Để có thể truyền đạt được hết những thông tin liên quan đến vị trí công việc cho ứng viên hiểu, cũng như đưa ra được câu hỏi phỏng vấn để đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc thì bạn cần hiểu rõ về từng vị trí tuyển dụng. Mỗi vị trí công việc sẽ có đòi hỏi yêu cầu khác nhau ở ứng viên và cũng sẽ có những câu hỏi phỏng vấn khác nhau.
– Nói trước với ứng viên về phương thức phỏng vấn
Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, ngoài việc giới thiệu về bản thân và công ty cho ứng viên biết, nhà tuyển dụng cũng nên nói qua cấu trúc cơ bản của buổi phỏng vấn để giảm tải áp lực cho các ứng viên. Chỉ khi có tinh thần thoải mái thì các ứng viên mới có thể bộc lộ được hết khả năng của mình trong quá trình buổi phỏng vấn.
– Chuẩn bị để trả lời cho các cầu hỏi từ các ứng viên
Bên cạnh đặt ra những câu hỏi cho các ứng viên, bạn cũng cần phải lắng nghe các câu hỏi từ các ứng viên. Những câu trả lời cho các ứng viên cũng phải được chuẩn bị kỹ. Nếu câu trả lời không thỏa đáng, bạn khó có thể mang lại niềm tin đối với công ty.
Kỹ năng đánh giá các ứng viên
– Ấn tượng về các ứng viên
Ấn tượng ban đầu tuy không phải là yếu tố quyết định cho kết quả đánh giá cuối cùng. Nhưng nó là yếu tố góp phần quan trọng trong việc đánh giá sơ bộ bất kể đến sự vật sự việc nào đó. Ấn tượng ban đầu thường thiên về cảm giác chủ quan nhưng nó lại mang lại “linh cảm” cho nhà tuyển dụng.
– Đánh giá ứng viên qua thang điểm định sẵn
Phần lớn, các nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn rất nhiều ứng viên trong các đợt tuyển dụng của công ty. Vậy nên, việc đưa ra đánh giá các ứng viên theo cảm tính sẽ làm mất đi sự công bằng và gây mất thời gian cho nhà tuyển dụng. Sử dụng bảng điểm là cách tốt nhất để giúp nhà tuyển dụng có thể tim hoàn thành tốt công việc của mình một cách nhanh nhất.
– Luôn tỉnh táo với các vị trí tuyển dụng
Mỗi ví trí tuyển dụng đều có yêu cầu khác nhau dành cho các ứng viên. Vậy nên, bạn cũng cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau dành cho các ứng viên. Để có thể tuyển dụng được các ứng viên có khả năng phù hợp với từng vị trí công việc.
– Không lựa chọn người tốt mà mà lựa chọn người phù hợp
Bạn không nên quá bị thu hút bới những trình độ chuyên môn hay những kinh nghiệm từ các ứng viên. Bạn cần phải xem xét xem những khả năng của họ có phù hợp với yêu cầu mà ví trí công việc của công ty bạn đề ra không.
Mong rằng bài viết trên có thể phần nào giúp bạn giải quyết những khó khăn trong vai trò tuyển dụng. Với những câu hỏi phỏng vấn hay nhất có thể giúp bạn tìm ra được các ứng viên xuất sắc nhất cho công ty.